Tháng Chín 28, 2024
Rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nổi bật với hàm lượng i-ốt cao, một chất thiết yếu đối với sức khỏe tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ liệu người mắc bệnh tuyến giáp có nên ăn rong biển hay không. Trong bài viết này, bạn hãy cùng thực phẩm phẩm F20 tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này và những điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng rong biển nha.
Mục lục
1. Tuyến giáp và vai trò của i-ốt
I-ốt là khoáng chất cần thiết giúp tuyến giáp sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Đóng vai trò điều hòa trao đổi chất và nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thiếu i-ốt có thể dẫn đến suy giáp, khiến tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả. Gây ra tình trạng mệt mỏi, tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngược lại, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều i-ốt, có thể dẫn đến cường giáp, tức là tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Điều này gây ra tình trạng hồi hộp, sút cân. Và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, i-ốt có thể là “con dao hai lưỡi” đối với người mắc bệnh tuyến giáp.
2. Người bị suy giáp có nên ăn rong biển không?
Người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển được không?. Suy giáp thường xảy ra khi cơ thể không nhận đủ i-ốt, dẫn đến sự suy giảm hormone tuyến giáp. Trong trường hợp này, việc bổ sung i-ốt thông qua rong biển sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc tiêu thụ:
- Liều lượng i-ốt trong rong biển: Mặc dù i-ốt có lợi cho tuyến giáp. Nhưng rong biển có thể chứa lượng i-ốt quá cao. Một số loại rong biển, chẳng hạn như kombu, có thể cung cấp hàng nghìn microgram i-ốt. Trong khi cơ thể chỉ cần khoảng 150mcg mỗi ngày. Việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể dẫn đến cường giáp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thêm rong biển vào chế độ ăn. Người mắc suy giáp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo lượng i-ốt vừa đủ mà không gây phản tác dụng.
3. Người bị cường giáp có nên ăn rong biển không?
Người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển được không?. Người bị suy giáp nên bổ sung rong biển với liều lượng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị cường giáp có nên bổ sung rong biển không?. Bạn hãy cùng Thực phẩm F20 theo dõi tiếp những thông tin bên dưới nhenn
Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Và việc hấp thụ thêm i-ốt từ rong biển có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị cường giáp nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc ăn rong biển. Đặc biệt là các loại rong biển chứa nhiều i-ốt như kombu.
Trong trường hợp người bệnh muốn tiêu thụ rong biển. Nên người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển cần lựa chọn loại có hàm lượng i-ốt thấp. Ví dụ như nori (loại dùng trong sushi), rong mứt và sử dụng với lượng nhỏ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ bất kỳ thực phẩm nào giàu i-ốt cũng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Hàm lượng i ốt trong một số loại rong biển phổ biến
Mỗi loại rong biển có hàm lượng i-ốt khác nhau. Và người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển cần nắm rõ để đưa ra lựa chọn phù hợp:
- Nori: Loại rong biển thường được dùng trong món sushi. Nori có hàm lượng i-ốt thấp, chỉ khoảng 16-43 mcg/gram, phù hợp hơn với người bị cường giáp khi ăn với lượng vừa phải.
- Kombu: Tảo bẹ Kombu có thể chứa tới 2984 mcg iốt/1 gam rong biển. Vì vậy, mọi người cần chú ý bổ sung phù hợp để tránh những biến chứng của tuyến giáp do thừa i-ốt gây ra.
- Wakame: Có hàm lượng i-ốt vừa phải, khoảng 66 mcg/gram, nên có thể gây nguy cơ thừa i-ốt nếu tiêu thụ thường xuyên.
- Hàm lượng i-ốt trong rong mứt biển thấp hơn đáng kể so với những loại rong biển khác. Dao động khoảng 100-200 mcg i-ốt/100 gram hay 10 – 20 mcg i-ốt/gram rong mứt khô.
5. Người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển cần lưu ý gì?
Rong biển là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với người bệnh tuyến giáp khi sử dụng rong biển bạn nên lưu ý một số điều mà thực phẩm F20 chia sẻ sau đây
- Kiểm soát lượng i-ốt hấp thụ: Người mắc bệnh tuyến giáp cần kiểm soát chặt chẽ lượng i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Tránh ăn quá nhiều rong biển có hàm lượng i-ốt cao. Việc bổ sung i-ốt nên được thực hiện từ từ để tránh gây áp lực cho tuyến giáp.
- Chọn loại rong biển phù hợp: Nếu bạn bị suy giáp, có thể chọn những loại rong biển có hàm lượng i-ốt thấp. Và chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Đối với người bị cường giáp, nên tránh hẳn các loại rong biển chứa nhiều i-ốt như kombu.
- Tham khảo bác sĩ: Trước khi quyết định bổ sung rong biển vào chế độ ăn. Người mắc bệnh tuyến giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên đúng đắn và an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những lưu ý khi người mắc bệnh tuyến giáp ăn rong biển. Nếu bạn chưa biết cách chọn rong biển khô chất lượng. Bạn có thể tham khảo tại đây
Địa chỉ mua rong mứt khô uy tín tại Nha trang, Khánh Hòa
Mua rong mứt nấu canh ở đâu?. Công ty TNHH Thực Phẩm F20 – NHA TRANG – KHÁNH HÒA tự hào là xưởng phân phối, sản xuất và chế biến rong biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Là địa chỉ mua rong biển khô chất lượng của hàng ngàn gia đình Việt. Công ty chuyên phân phối Rong biển các loại: Rong mứt nấu canh, Rong biển sấy ăn liền, Rong nho, Rong câu chỉ vàng, Rong sụn gai, Rau tiến vua, rong biển nấu canh wakame,…
Với phương châm “Uy tín tạo niềm tin”. Thực phẩm F20 cam kết mang đến những sản phẩm 100% Sạch Tự Nhiên – Tươi Ngon – Giàu Dinh Dưỡng. Đáp ứng nhu cầu người dân Việt, mong muốn dùng sản phẩm chất lượng cao.
Được đánh giá là địa chỉ mua rong biển khô uy tín. Thực phẩm F20 sở hữu xưởng sản xuất hơn 1000 m2 cùng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm. Và quy trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Vì thế các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo CHẤT LƯỢNG TỐT với GIÁ TẬN XƯỞNG khi giao đến cho khách hàng.
Sử dụng rong biển có thể có lợi hoặc có hại, tùy thuộc vào tình trạng tuyến giáp của mỗi người. Đối với người bị suy giáp. Rong biển có thể mang lại lợi ích nếu sử dụng điều độ với lượng thích hợp. Ngược lại, người bị cường giáp cần tránh xa các loại rong biển giàu i-ốt để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thay đổi chế độ ăn uống là cách tốt nhất. Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người bị bệnh tuyến giáp.