Tháng Sáu 5, 2023
Suy thận có ăn yến được không là một trong những thắc mắc của nhiều người. Yến sào được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Vì thế qua bài viết này, Yến Sào Skanest sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên.
Mục lục
Bệnh suy thận là gì?
Suy thận được biết là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi bị suy thận, các chức năng lọc máu, đào thải chất cặn bã và nước ra khỏi cơ thể dần mất đi. Vì vậy, với những bệnh nhân suy thận, cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng. Hạn chế tối đa việc gây áp lực lên thận, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Tác dụng của yến sào
Yến sào được xem là một trong những thực phẩm tốt giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể phục hồi khi bị tổn thương hồng cầu cùng với một số acid amin giúp phục hồi các tế bào cơ. Vì trong yến chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá và có lợi cho sức khỏe con người. Người bệnh suy thận ăn yến đều đặn sẽ đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Phải kể đến như tăng cường miễn dịch, điều trị chán ăn, suy nhược cơ thể… Yến sào hỗ trợ rất tốt trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Ngoài ra, yến còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời khác.
Người bệnh suy thận có ăn được yến sào không
Vậy, người bệnh suy thận có ăn yến được không. Câu trả lời là có, và yến sào rất tốt cho sức khỏe của người bệnh suy thận. Trong tổ yến chứa rất nhiều các khoáng chất. Cùng với đó là các acid amin thiết yếu, vitamin, các chất như natri, sắt, photpho và các nguyên tố vi lượng. Các khoáng chất này có tác dụng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, nhất là người có chức năng thận suy yếu.
Ngoài ra, trong tổ yến có hàm lượng protein khoảng 42,8 – 54,9%, giúp cơ thể người bệnh dễ dàng hấp thụ đạm. Đặc biệt là với những người đang mắc bệnh suy thận, thì việc bổ sung nguồn đạm vào cơ thể là điều cực kỳ quan trọng, nhất là những nguồn protein đến từ thiên nhiên như trong tổ yến.
Cách dùng tổ yến hiệu quả cho người bị suy thận
Sau khi đã biết được người mắc bệnh suy thận ăn yến được không. Thì cách dùng như thế nào để có thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong yến cũng là vấn đề rất được quan tâm.
Về liều lượng sử dụng
Mặc dù trong tổ yến sở hữu rất nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Song người bệnh cũng không nên lạm dụng. Vì yến có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, đầy bụng và tiêu chảy.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng người mắc bệnh suy thận chỉ nên dùng tối đa 40 gram yến tươi/ngày. Yến sào nên được sử dụng hàng ngày với tần suất và liều lượng thích hợp.
Về cách chế biến
Ngoài việc tuân thủ liều lượng, thì có rất nhiều cách chế biến giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng trong yến. Dưới đây là một vài công thức chế biến tổ yến giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn:
- Yến chưng đường phèn: công thức này có tác dụng bồi bổ cơ thể. Cải thiện tình trạng suy nhược và chán ăn.
- Yến nấu sữa bò: món này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Giúp kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn ở người bệnh suy thận
- Yến hầm gà nấm: Món ăn này thích hợp với những bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận nhân tạo, cơ thể bị suy nhược. Món ăn này có tác dụng tăng cường khí huyết, giảm các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao và chán ăn.
Xem thêm: Hướng dẫn 2 cách làm món yến chưng sữa tươi
Những lưu ý khi sử dụng yến sào với người bệnh suy thận
Trong quá trình sử dụng yến sào, người bệnh cần tuân thủ 1 số vấn đề sau:
- Trao đổi với bác sĩ: Người bị suy thận có tình trạng sức khỏe yếu hơn bình thường. Nên cần đặc biệt thận trọng trong tất cả các vấn đề sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống. Người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng yến sào, nhất là với người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng
- Sử dụng yến tươi: Yến tươi sẽ đảm bảo chất lượng hơn các loại yến đóng hộp. Các sản phẩm yến chế biến sẵn thường có nhiều đường hóa học và chất bảo quản, có thể gây hại đến sức khỏe của người bệnh suy thận.
- Để yến có thể phát huy tối đa các chất dinh dưỡng. Người bệnh nên dùng yến khi dạ dày còn rỗng như lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối.
- Chế biến đúng cách: Yến sẽ rất dễ biến chất nếu không được chế biến đúng cách. Cần chú ý không nên nấu yến ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C. Theo các chuyên gia, cách chế biến đúng nhất đó là chưng hoặc hấp cách thủy với thời gian tối đa là 30 phút.
- Như vậy có thể giữ được độ tươi ngon cũng như dinh dưỡng trong yến
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bệnh nhân giải đáp được thắc mắc suy thận có ăn yến được không và cách dùng yến sào để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh nên chọn những địa chỉ uy tín để mua yến, một trong số những nơi uy tín phải kể đến là Yến sào Skanest – Thực Phẩm F20 .
Địa chỉ: Lô số 5, VCN Phước Long II, phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa.
Hotline: 0979.512.289
Website: http://thucphamf20.com