Sự kỳ thú về loài chim yến có thể bạn chưa biết

Đảm bảo
VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM
Cam kết
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Dịch vụ tận tâm
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
nguon goc loai chim yen

Được đánh là thực phẩm có giá trị cao trong chăm sóc sức khỏe. Yến, yến sào hay tổ chim yến luôn được mua với giá thành không hề rẻ. Bên cạnh tác dụng chăm sóc sức khỏe, loài chim yến cũng chứa đựng khá nhiều điều thú vị có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Yến sào SKANEST tìm hiểu để hiểu rõ hơn về loài chim yến này nhé!

1. Nguồn gốc của chim yến 

Chim yến là loài thuộc họ nhà Yến (Apodidae), chúng lại được chia thành hai nhánh chính gồm: 13 loài chim Cypseloidinae ( loài chim yến nguyên thủy) và 79 loài chim Apodinae (chim yến ngày nay). 

nguon goc loai chim yen

Nguồn gốc loài chim yến

Tên khoa học của chúng được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là không có chân (apous), bởi vì chân của chim yến vô cùng ngắn, do đó bạn sẽ ít khi thấy chim yến đậu trên mặt đất mà thường thấy chúng bay lượn khắp bầu trời là chính. 

Chim yến phổ biến ở các nước có khí hậu ấm áp, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ và nuôi con trong các hang động, vách đá trên các đảo và trong các nhà gần dân cư. Chim yến phân bố đều tại các nước : Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam. 

Nghề nuôi chim yến mang lại giá trị kinh tế lớn cho Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam như Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang,….

2. Chim yến được mệnh danh là loài chim “không chân”

Bạn có biết tốc độ bay của chim yến thuộc vào hàng top không? Tuy nhiên đôi chân chính là điểm yếu của chúng. Xương chân kém phát triển khiến đôi chân của chúng vô cùng yếu ớt. Do đó, chúng không thể đậu trên các vị trí bình thường như các loài chim khác hay đậu là dây điện, ăng ten … Tên khoa học của chúng cũng nói lên đặc điểm này (Apous) có nghĩa là không có chân.

3. Là loài gia cầm hiếm hoi chưa bao giờ nhiễm cúm

Vì đôi chân yếu ớt nên loài chim yến không thể đậu mà chỉ treo lơ lửng trên tổ. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng hầu như không có khả năng tiếp xúc với nguồn lây dịch bệnh. Sau nhiều năm nghiên cứu, hiện nay con người vẫn chưa phát hiện được bất kì con chim Yến nào nhiễm cúm gia cầm hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh.

4. Tổ chim yến được tạo nên như thế nào 

Bạn có biết tổ chim yến được hình thành như thế nào không?. Hãy cùng yến sào SKANEST tìm hiểu tiếp nhé.

Chim yến xây dựng tổ bằng nước bọt. Với khả năng kết dính mạnh mẽ, chúng gắn chắc chắn tổ lên nhiều bề mặt đặc biệt như bờ tường, vách đá, hẻm núi, thanh gỗ,…

to chim yen duoc hinh thanh nhu the nao

Tổ chim yến được hình thành như thế nào

Quá trình làm tổ yến thường diễn ra vào mùa sinh sản, tổ được con cái và con đực hợp tác xây dựng. Quá trình này kéo dài khoảng 45-50 ngày. Công việc bện tổ được đẩy nhanh hơn khi gần thời điểm đẻ trứng, và sau khi tổ chim yến hoàn thành, con cái bắt đầu đẻ trứng.

5. Loài chim yến rất đa dạng 

Có nhiều loài chim yến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam bạn sẽ gặp 3 nhóm chim yến phổ biến: 

– Yến trắng: Chỉ có ở Đông Nam Á, tổ được xây bằng nước bọt nên có giá trị cao. Với chiều dài khoảng 13cm, đuôi hình quả bầu, lông ngực màu xám, lông sau nhạt hơn.

– Yến đen: Tổ có chứa nước bọt và lông chim, đánh giá thấp hơn về chất lượng. Sau khi khai thác, phải làm sạch tổ yến để tạo tổ yến tinh chế.

– Yến Ấn Độ: Loài này tổ có chứa nước bọt và sợi cỏ, rêu, lông vũ. Cần tách tạp chất để tạo tổ yến chất lượng.

6. Sinh sản của loài chim Yến

Từ tháng 3 đến giữa tháng 4 hàng năm là mùa sinh sản của chim yến. Con cái và con đực sẽ ghép cặp và tìm địa điểm để xây tổ. Chúng kiếm ăn vào ban ngày và xây tổ từ chiều tối đến sáng hôm sau, công việc này được lặp đi lặp lại mỗi ngày. Quá trình này kéo dài gần 40 – 50 ngày. Sau khi tổ xong, chúng giao phối và bắt đầu quá trình sinh sản.

Loài chim yến giao phối vào ban đêm và mỗi ngày chúng giao phối 3-4 lần. Sau khi đẻ trứng, mỗi con thay phiên nhau ấp trứng và đi kiếm ăn. Sau 3 tuần, trứng nở thành chim non và bố mẹ cùng chăm sóc chúng.

7. Thức ăn của chim yến con 

Thức ăn của chim non thường được bố mẹ chúng tìm kiếm và chuẩn bị. Chim cha mẹ tự trộn enzyme và các kháng thể khác trong nước bọt để tạo nên cục mồi cho chim con ăn. Mỗi cục mồi có khoảng 250 đến 350 con côn trùng nhỏ.

thuc an cua chim yen con la gi

Thức ăn của chim yến con là gì

Thức ăn của chim yến non rất đa dạng, thường chứa vỏ kitin mỏng, chiếm 50% là bọ rầy nâu và xanh, 20% là ruồi và muỗi, còn lại 7% là ong và kiến.

8. Chim yến trưởng thành ăn gì

Chim yến hoàn toàn không ăn thức ăn do còn người cung cấp. Chúng chỉ ăn những con côn trùng nhỏ bay trên không trung và uống nước sương trời vào sáng sớm.

Nguồn thức ăn của chim yến là các loại côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ 0,01–0,72g) như: ong, mối, chuồn chuồn kim hay cào cào. Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm.

Tỷ lệ các loại côn trùng trong thức ăn chim yến theo các nghiên cứu khoa học:

– Bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%

– Bộ cánh đều như mối chiếm 14,7%

– Bộ hai cánh như ruồi chiếm 7,8%

– Các loài khác còn lại tỷ lệ thấp.

Thức ăn chim yến ưa thích chính là ong kiến (chiếm khoảng 50-70%), tiếp theo là mối, ruồi muỗi hay bọ rầy, bọ rùa, bọ xít nhỏ, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ và cào cào. Chim thường bắt thức ăn trong khi bay, với độ cao khoảng 30m và theo sự phân bố của côn trùng trên không trung. 

Hàng ngày, chúng thức dậy vào lúc khoảng 5 giờ sáng và đi bắt côn trùng đến 20 giờ mới trở về tổ. Với 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày, chúng có thể bay xa đến 300km. Điều đó lý giải tại sao trong nội thành vẫn có thể xây dựng nhà nuôi chim yến.

9. Tính cách của loài chim yến

Chim yến là loài có tính cách rất đặc biệt. Yến sào Skanest Khánh Hòa sẽ tiết lộ cho bạn biết ngay sau đây.

Trung thành: Chim yến thường sống thành đôi, sống cùng một bạn đời cả khi bay và khi đậu. Gần như trong suốt cuộc đời, đôi chim này sẽ sống chung và xây tổ

tinh cach cua loai chim yen

Tính cách của loài chim yến

Giác quan tốt: Chim yến có giác quan rất nhạy bén, chúng có thể phát hiện mùi lạ ngay lập tức. Chim yến xây tổ ở những nơi có mùi bầy đàn, cho thấy nơi đó an toàn.

Không đậu: Chim yến không đậu, chỉ treo mình trên vách đá hoặc thanh làm tổ trong nhà. Chân yếu, nhưng tốc độ bay lên tới 160km/h, và có thể bay liên tục hàng ngày trên 50km.

10. Môi trường sống đặc biệt của loài chim yến

Độ ẩm cao: Chim yến thường chọn sống, phát triển và sinh sản ở những nơi có độ ẩm cao. Nhiệt độ lý tưởng là từ 27 – 29 độ C và độ ẩm trên dưới 85%. Ở mức nhiệt độ và độ ẩm này chúng sinh sản sản nhanh và tạo ra nhiều tổ yến chất lượng. Nếu môi trường xung quanh không đáp ứng điều kiện, chim yến sẽ bay đến nơi khác.

Không gian tối: Nơi có ánh sáng yếu là môi trường loài chim này thích sống, chúng có thể tránh xa ánh mắt của con người và động vật khác. Ánh sáng yếu giúp chúng cảm thấy an toàn hơn.

Gần ao hồ sông suối: Vì đặc tính tự bay kiếm thức ăn, chim yến thích sống ở những nơi có nguồn thức ăn dồi dào như gần sông suối, ao, hồ. Đây là những vị trí thuận lợi để nuôi chim yến hiệu quả.

Trên đây là những thông tin về loài chim yến mà ít người biết. Yến Sào SKANEST Khánh Hòa hy vọng từ những chia sẻ này các bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về loài Yến. Cũng như hiểu rõ hơn về sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày.

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm tổ yến thô, yến tinh chế, yến rút lông, chân yến, yến viên baby nguyên chất 100%, hãy liên hệ trực tiếp với Yến sào SKANEST Khánh Hòa.

Chúng tôi tự hào về việc cung cấp một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Với thành phần yến sào nguyên chất 100%. Đảm bảo 3 không: không tẩm đường, không chất độn, không bất kỳ hóa chất tẩy trắng nào. Hoàn tiền 300% nếu phát hiện hàng giả.
Bạn có thể liên hệ qua Hotline 0979 512 289 (ZALO) để được tư vấn chi tiết về sản phẩm. Và nhận thông tin về các chương trình khuyến mãi nhé!

LIÊN HỆ ĐẶT YẾN SÀO

Hotline đặt hàng: 0979 512 289

ĐỊA CHỈ:

– Cơ Sở 1: Số 17/3 Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

– Cơ sở 2: Số 10 Dương Hiến Quyền, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Follow Fanpage: Yến sào SKANEST Khánh Hòa

© 2021 Thực Phẩm F20 - Uy Tín Tạo Niềm Tin. All rights reserved.